Ngày đăng: 19/01/202410

25/10 - Ngày hành động nhiễm nấm toàn cầu

HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI BỆNH NHIỄM NẤM!

1,6 TRIỆU NGƯỜI TỬ VONG VÌ BỆNH NẤM MỖI NĂM!

WHO khuyến nghị:

• Tăng cường khả năng phát hiện bệnh nấm.

• Nghiên cứu ra thuốc chống nấm mới và các phương pháp chẩn đoán mới.

• Đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận chẩn đoán và điều trị nấm hiệu quả.

Các bệnh do nấm khiến hơn 1,6 triệu người tử vong mỗi năm và gây ra bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người. Các bệnh do nấm là một mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, tuy nhiên lại chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị. Sự tham gia của y tế cộng đồng cùng với việc làm chẩn đoán khi chăm sóc định kỳ, có khả năng cứu sống rất nhiều người bệnh mỗi năm.

312994049_488065150016491_2237191384833043682_n.jpg

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe toàn cầu và giải quyết tình trạng kháng nấm". Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành “Danh sách các loài nấm hay gây bệnh trên người”  với 19 loài nấm khác nhau được nhắc đến, mục đích của danh sách này nhằm tập trung, thúc đẩy nghiên cứu và đề ra các biện pháp can thiệp, đồng thời tăng cường nhận thức toàn cầu đối với các bệnh nghiêm trọng do nhiễm nấm và nấm kháng thuốc gây ra.

Trên toàn cầu có trên 300 triệu người bị ảnh hưởng bởi các nhiễm nấm nghiêm trọng và có khoảng 25 triệu người có nguy cơ cao mất thị lực do nấm.

312988702_488065393349800_3665783648021638585_n.jpg

Nhiễm nấm cryptococcus ảnh hưởng đến 233.000 người HIV gây ra trên 50% cái chết cho bệnh nhân HIV ở các nước phát triển (100% tử vong không được chẩn đoán và không được điều trị, > 75% sống sót khi được tiếp cận điều trị đúng).

Nhiễm nấm candida ảnh hưởng tới trên 750.000 người và tỉ lệ chết lên đến 40%.

Nấm phổi aspergilus mạn tính ảnh hưởng đến trên 3 triệu người. Bệnh aspergillosis phổi mãn tính sau bệnh lao và các bệnh phổi khác (tiến triển chậm, nhiễm trùng phổi bị phá hủy với tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ tử vong hàng năm ~ 15%, đáp ứng trên 60% với điều trị bằng đường uống).

Ở Đông Nam Á, một nghiên cứu ở Indonesia chỉ ra: 7,7 triệu người Indonesia bị nhiễm trùng nấm nghiêm trọng hàng năm.

Theo ước tính, Việt Nam đứng đầu thế giới về số ca mắc nấm phổi xâm lấn với trên 14.500 ca/năm, cũng là nước có gánh nặng nấm mạn tính thứ 5 trên thế giới với trên 55.500 ca. Tuy nhiên hiện nay việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn.

Việc chẩn đoán nhiễm nấm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề nghi ngờ lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ và nhân viên y tế cần được đào tạo để cân nhắc nhiễm trùng nấm và thường biểu hiện lâm sàng không rõ ràng. Nhiều xét nghiệm chẩn đoán nấm không nhạy, không đặc hiệu, nhiều xét nghiệm không có sẵn ở nhiều nơi trên thế giới.

Hiện nay, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu ngành về chẩn đoán và điều trị nấm phổi. Bệnh v iện có  nhiều bác sỹ có kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và  điều trị nấm, có một khoa riêng chuyên điều trị người bệnh mắc các bệnh về nấm. Bên cạnh chẩn đoán và điều trị, Bệnh viện Phổi Trung ương đã làm rất tốt các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán nấm đặc biệt là nấm aspergilus như: galactomannan dịch phế quản, máu, nuôi cấy nấm, sắp tới có các test LFD, kháng sinh đồ nấm aspergilus,…

Hãy hành động để tăng cường phát hiện các bệnh nấm, đặc biệt là nấm phổi để đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận chẩn đoán và điều trị nấm hiệu quả, kịp thời.

#namphoi

#toancau

#hanhdong

Tin & ảnh: Quỳnh Hương – P.CTXH&TT