Ngày đăng: 26/12/2024

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐIỀU TRỊ VỚI các thuốc ức chế tyrosine kinase

CHTLNG~1.PNG

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư trên toàn thế giới. Ung thư phổi có hai dạng mô học chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm khoảng 85% và ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15%). Điều đáng tiếc là tại Việt Nam, phần lớn UTPKTBN được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các triệu chứng đã phát triển rầm rộ tại chỗ hoặc di căn xa, khiến cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, các phương pháp điều trị truyền thống như hóa chất, xạ trị cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nặng nề, càng làm cho hành trình chống lại căn bệnh này nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI, còn gọi là thuốc đích) ra đời, mang lại hi vọng kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin bàn luận về khía cạnh chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân UTPKTBN được điều trị với TKI.

Theo Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư châu Âu (EORTC), chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư nói chung được định nghĩa bao gồm năm lĩnh vực chức năng (thể chất, tình cảm, xã hội, vai trò, nhận thức), tám triệu chứng (mệt mỏi, đau, buồn nôn/nôn, táo bón, tiêu chảy, mất ngủ, khó thở và chán ăn) cũng như sức khỏe toàn diện và tác động tài chính do bệnh hoặc quá trình điều trị ung thư gây ra. Hiện nay, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân UTPKTBN nói riêng ngày càng được quan tâm, bởi họ có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến thể chất, tinh thần và cả vấn đề kinh tế. 

Tại Việt Nam, đã có nhiều loại thuốc TKI được phê duyệt trong điều trị bước 1 các bệnh nhân UTPKTNB mang các đột biến gen thường gặp như EGFR, ALK (xem Bảng 1). Các thuốc này với cơ chế tác động đặc biệt vào thẳng tế bào đích đã mang lại hiệu quả tiêu diệt tế bào u vượt trội, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ lên các tế bào không phải u. Các thử nghiệm lâm sàng (FLAURA, IPASS,  OPTIMAL…) và các nghiên cứu đời thực trên thế giới và tại Việt Nam đều cho thấy các thuốc này không chỉ kéo dài thời gian sống mà còn cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống (đo lường qua bộ câu hỏi EORTC-C30). Như vậy, một mặt các thuốc TKI giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân thông qua việc phát huy hiệu quả làm giảm kích thước và xâm lấn của khối u tại phổi và tại các cơ quan di căn, mặt khác nó ít gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như hóa chất hay xạ trị.

Loại đột biến genTKI chỉ định bước 1
EGFRThế hệ 1Gefitinib, erlotinib
Thế hệ 2Afatinib
Thế hệ 3Osimertinib
ALKThế hệ 2Alectinib, ceritinib

Bảng 1: Các thuốc TKI nhắm đích EGFR, ALK được phê chuẩn tại Việt Nam

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị với TKI liên quan đến những vấn đề sau: 

- Hiệu quả điều trị: nếu thuốc có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ giảm các triệu chứng bệnh (ho, đau ngực), khối u thu nhỏ kích thước

- Khả năng dung nạp của thuốc: bệnh nhân uống thuốc có cảm giác khó chịu hay không, nôn sau uống thuốc hay không 

- Uống thuốc có theo chỉ dẫn của bác sĩ hay không? Thường Bệnh nhân được khuyên dùng thuốc lúc 9 - 10 giờ sáng với các đột biến gen EGFR, uống thuốc liên quan đến bữa ăn với đột biến ALK - Uống thuốc đều không: không nên tự ý dừng thuốc 

 - Xử trí tác dụng không mong muốn của thuốc TKIs: cần phát hiện các triệu chứng sớm phối hợp với bác sĩ trong xử trí tác dụng không mong muốn (thường là các triệu chứng nôn, ban da, viêm quanh móng, tiêu chảy, tăng men gan)

- Dinh dưỡng: bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ

- Hoạt động thể chất, tinh thần

CHTLNG~3.PNG

- Khả năng chi trả của người bệnh: cần lưu ý thuốc dùng đến khi bệnh tiến triển, vì vậy người bệnh phải lựa chọn đúng khả năng chi trả để chọn thuốc phù hợp, điều trị lâu dài.

CHTLNG~2.PNG

Tóm lại, UTPKTBN nói riêng và ung thư phổi nói chung là một căn bệnh có tiên lượng sống còn ngắn, việc điều trị còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thuốc TKI đã mở ra một kỉ nguyên mới, mang lại hi vọng không chỉ kéo dài thời gian sống mà còn giúp thời gian đó trở nên hạnh phúc, ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, việc theo dõi, xử lý tác dụng phụ của thuốc, cũng như hỗ trợ tâm lý kịp thời là vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân chiến thắng căn bệnh này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Aaronson NK, Ahmedzai S, Bergman B et al (1993). The European Organisation for  Research and Treatment of Cancer QLQ-C30: A quality-of-life instrument for use in international clinical trials in oncology. Journal of the National Cancer Institute 85: 365-376.
  2. Bộ y tế, quyết định số 4825/QĐ-BYT “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ”, 2018
  3. NCCN guideline version 5.2024 “Non-small Cell Lung Cancer