Ngày đăng: 19/12/202310 phút

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐỊNH VỊ KHỐI U PHỔI BẰNG KIM DÂY DƯỚI HƯỚNG DẪN CẮT LỚP VI TÍNH

Định vị khối u phổi bằng kim dây dưới hướng dẫn CLVT trước phẫu thuật là phương pháp mới, hiện đại, giúp tìm chính xác vị trí khối u phổi trước khi điều trị phẫu thuật. Dưới hướng dẫn của kim định vị, phẫu thuật viên dễ dàng cắt bỏ khối u phổi tối thiểu nhất, hạn chế tai biến và tàn tật, đem lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh ung thư phổi.

1. Định vị kim dây khối u phổi dưới hướng dẫn của CLVT là gì?

Trong quá trình chuẩn bị trước phẫu thuật đối với một người bệnh có khối u ở phổi, việc định vị khối u trước phẫu thuật là rất cần thiết, đặc biệt là các khối u nhỏ, khi các Phẫu thuật viên (PTV) muốn cắt bỏ tối thiểu, giúp giữ lại gần hoàn toàn chức năng phổi, hạn chế tai biến và tàn tật, rút ngắn thời gian mổ và hồi sức cũng như chăm sóc điều trị hậu phẫu. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, PTV cần đánh xẹp phổi thì việc tìm vị trí khối u là rất khó khăn. Vì vậy trước đây thường phẫu thuật rộng, cắt bỏ cả thùy phổi hoặc toàn bộ phổi có tổn thương. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có phương pháp sử dụng kim định vị khối u trước phẫu thuật mà PTV dễ dàng tìm thấy khối u và cắt bỏ nhanh chóng, chính xác và an toàn. Định vị khối u bằng kim dây trước phẫu thuật dưới hướng dẫn CLVT là kỹ thuật sử dụng kim dây thép Bard® DuaLok™ Breast Localization Wire, đây là một loại kim thường dùng định vị các khối u ở vú giúp sinh thiết và phẫu thuật cắt bỏ. 

2. Chỉ định và chống chỉ định của định vị kim dây trước phẫu thuật

2.1. Chỉ định:

  • Khối u phổi nhỏ
  • Khối u là dạng kén hoặc dạng kính mờ hoàn toàn
  • Khối u nằm vị trí sâu trong lồng ngực khó xác định khi phẫu thuật

2.2. Chống chỉ định:

  • Tiền sử dị ứng với thuốc tê Lidocain
  • Có bệnh lý rối loạn đông máu.
  • Suy hô hấp nặng
  • Người bệnh có rối loạn ý thức
  • Người bệnh không hợp tác

3. Tiến hành kỹ thuật:

3.1. Chuẩn bị người bệnh:

  • Người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi tiến hành thủ thuật
  • Được xét nghiệm các yếu tố đánh giá đông máu
  • Xác định không bị dị ứng với thuốc tê lidocain 2%
  • Nhịn ăn trước khi làm thủ thuật 4 – 6 giờ

3.2. Tiến hành

  • Người bệnh được yêu cầu cởi áo, nằm ngửa lên máy chụp CLVT
  • Chụp định vị xác định vị trí khối u
  • Thay đổi tư thế nằm của người bệnh đảm bảo đường vào khối u thuận lợi nhất, ngắn nhất và an toàn nhất
  • Dán kim trên da định vị vị trí cần đặt kim dây
  • Chụp qua vùng dán kim tìm vị trí thuận lợi để đặt kim dây, xác định khoảng cách đường vào từ da đến trước hoặc sau khối u
  • Kỹ thuật viên dùng bút vẽ 2 đường vuông góc dựa vào vị trí trên máy CLVT nhằm xác định chính xác vị trí đặt kim dây
  • Điều dưỡng sát trùng vị trí đặt kim dây, trải săng vô khuẩn có lỗ lên vị trí đặt kim dây
  • Bác sĩ đặt kim dây tiến hành gây tê vị trí đặt theo lớp bằng lidocain 2%
  • Sau gây tê 2 phút thì tiến hành đặt kim dây, kim được đặt trước hoặc sau khối u tùy khối u nằm gần hay xa thành ngực, kiểm tra lại bằng CLVT xem đã chính xác chưa
  • Khi đã chính xác, tiến hành rút troca và cố định kim dây
  • Kiểm tra sự chắc chắn của kim dây
  • Đưa người bệnh lên nhà mổ để chuẩn bị phẫu thuật
  • 1.jpg
Xác định vị trí khối u và chọn đường đặt kim dây thuận lợi nhất dưới hướng dẫn CLVT
  • 3.jpg
Bác sĩ tiến hành đặt kim dây
  • 4.png
Vị trí kim dây xuyên qua khối an toàn ở BN nữ 53 tuổi
  • 5.png
Vị trí kim dây sau khi đặt xong
  • 6.jpg
Sau khi kiểm tra chính xác vị trí của kim dây, Bác sĩ tiến hành rút troca và lưu lại kim dây

4. Ưu, nhược điểm và những lưu ý khi tiến hành kỹ thuật

4.1. Ưu điểm:

  • Hỗ trợ cho bác sỹ phẫu thuật lấy bỏ khối tổn thương phổi nhanh chóng. 
  • Do chỉ phẫu thuật tổn thương tối thiểu, nghĩa là chỉ lấy quanh vị trí định vị nên sẹo mổ rất nhỏ và ít ảnh hưởng đến nhu mô phổi xung quanh, hạn chế tai biến và tàn tật. 
  • Phương pháp này cũng giúp giảm thiểu thời gian phẫu thuật, giảm thời gian chăm sóc hậu phẫu và điều trị
  • Giảm chi phí cho người bệnh.

4.2. Nhược điểm:

  • Một số người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, lo lắng.
  • Một số người bệnh có biểu hiện dị ứng thuốc tê
  • Trở ngại khi người bệnh có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tăng áp ĐMP (> 70mmHg)
  • Đứt gãy kim dây thỉnh thoảng cũng xảy ra. 
  • Di lệch kim dây do vận chuyển và hô hấp

4.3. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo khi làm thủ thuật nên có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc hơi đau một chút.
  • Người bệnh có biểu hiện lo lắng, đặc biệt là khi đặt kim dây lâu và phải chỉnh sửa nhiều lần

4.4. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường

  • Ngộ độc thuốc gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê
  • Tụ máu vị trí chọc
  • Tuột kim hoặc kim di lệch nhiều
  • Tràn khí màng phổi nhiều.
  • Tràn máu nhu mô phổi rộng
  • Ho ra máu
  • Tràn máu màng phổi

4.5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Một số tổn thương nằm sát xương sườn hoặc nằm cạnh các mạch máu lớn, nằm cạnh tim gây khó khăn khi đặt kim dây
  • Trước khi thực hiện định vị kim dây, người bệnh cần thông báo cho Bác sĩ biết các thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng nếu có nhất là đối với thuốc gây tê. Nếu có sử dụng thuốc chống đông máu, cần ngưng thuốc trên trong vòng 5-7 ngày trước khi thực hiện thủ thuật
  • Người bệnh cũng nên thông báo về các tình trạng sức khỏe gần đây nhất.
  • Tùy thuộc vào vị trí tổn thương phổi mà người bệnh sẽ được bác sỹ hướng dẫn nằm ở các tư thế khác nhau.
  • Thời gian định vị kim trung bình khoảng 15 - 30 phút 

Nên bổ sung 1 phần kết luận về giá trị của việc ứng dụng kỹ thuật, hằng tuần, tháng, năm, làm đc bao nhiêu ca, chẩn đoán chính xác cho khoảng bn lượt người bệnh