Ngày đăng: 13/12/2023

KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN

KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN
(ENDOTRACHEAL TUBE INTUBATION TECHNIQUES)

VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

Đặt ống nội khí quản là kỹ thuật cấp cứu cơ bản, thường xuyên của tại khoa gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu. Đặt ống nội khí quản cấp cứu là luồn qua mũi hoặc miệng một ống nội khí quản trong trường hợp khẩn trương đe dọa tính mạng, như suy hô hấp cấp nguy kịch sau ngừng tim, sặc thức ăn vào đường hô hấp, ngạt nước, chất thương sọ não, ngộ độc cấp tính, … 

Đặt nội khí quản là gì?

Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn. Mục đích là đảm bảo việc thông khí và kiểm soát đường thở cho người bệnh.

Khi nào cần đặt nội khí quản?

Các chỉ định đặt nội khí quản gồm:

  • Tắc nghẽn đường thở cấp tính do chấn thương, dị vật, bỏng đường hô hấp trên, nhiễm trùng, phù mạch, phù nề hay co thắt thanh quản, u thanh quản.
  • Mất các phản xạ bảo vệ đường thở do bệnh nhân rối loạn tri giác do chấn thương đầu, quá liều thuốc, tai biến mạch máu não hay nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Suy hô hấp giảm oxy máu, tăng CO2.
  • Ngừng hô hấp tuần hoàn.
  • Bệnh nhân chấn thương đầu, nên đặt nội khí quản ngay khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
  • GCS ≤ 8
  • Mất các phản xạ bảo vệ đường thở
  • Suy hô hấp
  • Tăng thông khí tự phát
  • Loạn nhịp thở như ngưng thở

Chỉ định đặt nội khí quản không phải làm ngay nhưng có thể cần thiết trước khi di chuyển bệnh nhân:

  • Suy giảm mức độ ý thức đáng kể.
  • Gãy xương hàm cả 2 bên.
  • Chảy máu nhiều vào miệng hay khoang họng.
  • Co giật cơn lớn.

Chống chỉ định

  • Tổn thương đứt khí quản
  • Tổn thương đường miệng:
  • U vòm họng
  • Vỡ xương hàm
  • Sai khớp hàm
  • Phẫu thuật vùng hàm họng
  • Tổn thương đường mũi
  • Ngừng thở
  • Chấn thương mũi hàm mặt
  • Rò nước não tủy qua xoang sàng
  • Rối loạn đông máu
  1. Giải phẫu đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên gồm hầu và các khoang mũi, nhưng vài tác giả cũng kể luôn cả thanh quản và khí quản. Hầu có thể chia thành mũi hầu, miệng hầu và thanh hầu.

Mũi gồm xương và sụn, nối vào sọ mặt. Mũi là cấu trúc hình tháp, vách ngăn mũi chia mũi thành hai khoang mũi. Các khoang mũi được lót bởi niêm mạc có chức năng làm ấm và ẩm khí hít vào. Các xoang cạnh mũi dẫn lưu vào khoang mũi. Phần sau của miệng mở thành miệng hầu. Khi bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và mất ý thức, lưỡi và hàm dưới có thể trượt ra sau gây tắc đường thở bên trong miệng hầu.

Hầu là một ống xơ-cơ hình chữ U trải từ sàn sọ tới sụn nhẫn. Hầu bị giới hạn phía trước và trên bởi khoang mũi, tiếp theo ở phía dưới là miệng, và sau đó là thanh quản. Những đường biên này chia hầu thành mũi hầu, miệng hầu và thanh hầu tương ứng.

Sụn nắp thanh quản bảo vệ lỗ mở vào thanh môn hay lối vào thanh môn. Sụn nắp thanh quản là cấu trúc bằng sụn đàn hồi được bao phủ bởi niêm mạc gắn vào phía trước và phía sau tới thanh quản.

Bên dưới lối vào thanh môn là thanh quản. Thanh quản được giới hạn bởi các nếp sụn phễu, đỉnh của sụn nắp thanh môn và mép sau của bờ dưới sụn nhẫn. Thanh quản phình ra phía sau tạo thành hầu thanh quản. Bên dưới sụn nhẫn là khí quản, được tạo nên bởi các vòng sụn có hình chữ U trải tới carina trước khi phân nhánh thành mỗi phế quản gốc mỗi bên.

unnamed.jpg

Giải phẫu đường hô hấp trên

unnamed (1).png

Hình soi thanh quản

II. Quy trình thực hiện kỹ thuật đặt ống nội khí quản

  1. Chuẩn bị bệnh nhân:
  • Cung cấp oxy trước đặt nội khí quản.
  • Lấy bỏ răng giả (nếu có).
  • Lập đường truyền tĩnh mạch hay qua xương.
  • Chuẩn bị tư thế bệnh nhân.
  • Đánh giá khả năng đặt nội khí quản khó dựa trên giải phẫu của bệnh nhân.
  1. Chuẩn bị dụng cụ:
  • Lắp cán đèn vào lưỡi đèn.
  • Kiểm tra tất cả các dụng cụ cần thiết: ống nội khí quản, que dẫn đường, bóng bóp giúp thở.
  • Chọn ống nội khí quản có kích thước phù hợp. Nhìn chung, ống nội khí quản có đường kính 8 mm là phù hợp cho bệnh nhân (người lớn).
  • Chọn loại kích cỡ và lưỡi đèn (thẳng hay cong) phù hợp.
  • Kiểm tra bóng chèn.
  • Bơm bóng chèn nội khí quản.
  • Lấy lưỡi đèn ra khỏi miệng bệnh nhân.
  • Đánh giá vị trí của ống nội khí quản.
  • Cố định ống nội khí quản.
  • Nếu không đặt được nội khí quản trong vòng 30 giây, hãy tiếp tục thông khí bằng bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100% và cố gắng đặt lại trong 20-30 giây. Hãy giữ cho SpO2 của bệnh nhân luôn > 95% mọi lúc.

** Có 2 loại lưỡi đèn:

Dạng cong (Macintosh): Đi đến khe giữa nắp thanh môn và đáy lưỡi và gián tiếp nâng nắp thanh môn. Lưỡi cong rộng hơn giúp đẩy lệch lưỡi tạo không gian rộng thấy rõ thanh quản và đưa ống NKQ vào dễ hơn, loại này dùng phổ biến hiện nay.

unnamed (2).png

Dạng thẳng (Miller và Wincosin). Đi dưới nắp thanh môn và nâng nắp thanh môn trực tiếp. Là chọn lựa tốt hơn đối với trẻ em. Bất lợicủa dạng thẳng là ở bệnh nhân răng hô sẽ khó đưa vào tạo thành đường thẳng., gây co thắt thanh quản do kích thích dây thần kinh thanh quản trên (phân bố thần kinh mặt dưới nắp thanh môn)

unnamed (3).png
 

** Ống Nội khí quản

unnamed (1).jpg

Ống nội khí quản thường

unnamed (2).jpg

Ống Nội khí quản thường Ống Nội khí quản HILO-EVAC

unnamed (4).png

unnamed (5).png

Đặt nội khí quản với lưỡi đèn cong và thẳng

  1. Tai biến, biến chứng có thể xảy ra
  • Đặt nhầm vào thực quản
  • Đặt vào phế quản gốc phải
  • Hít phải: Dịch dạ dày, răng, chất tiết hầu
  • Tổn thương răng, hầu, thanh quản, khí quản
  • Chảy máu
  • Thiếu oxy
  • Tụt huyết áp và nhịp chậm do kích thích phó giao cảm
  • Tràn khí màng phổi
  1. Những lưu ý khi đặt nội khí quản

Phương pháp đặt ống nội khí quản thông thường cần được thực hiện trong bệnh viện nhằm cung cấp đầy đủ các thiết bị y tế hỗ trợ và các vật dụng để thực hiện thủ thuật một cách an toàn nhất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cấp bách cần cứu người thì các nhân viên y tế có thể được phép thực hiện với điều kiện có đủ chuyên môn để thực hiện và có dụng cụ đảm bảo vệ sinh.

Quá trình đặt ống nội khí quản chỉ được thực hiện trong vòng 30 giây bởi nếu khả năng người bệnh tử vong do thiếu không khí là rất cao. Đặc biệt, đây là thủ thuật cấp cứu nên cần thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Những người thực hiện thủ thuật này là các chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm.

Sau khi thực hiện phương pháp đặt ống nội khí quản thì người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thủ thuật này là biện pháp xâm lấn nên cần có sự đồng ý từ người bệnh hoặc gia đình.

Kỹ thuật đặt nội khí quản được thực hiện thường xuyên tại các khoa của BV Phổi Trung Ương, đặc biệt là khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực với đội ngũ bác sỹ và điều đưỡng được đào tạo bài bản về chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đặt nội khí quản là một kỹ thuật không khó nhưng vô cùng quan trọng, yêu cầu sự nhanh chóng và chính xác cao, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và biến chứng sau khi rút ống nội khí quản. Vì thế, người bệnh và gia đình nên chọn lựa những cơ sở uy tín, có chuyên môn tốt để thực hiện thủ thuật này cũng như điều trị cho bệnh nhân được tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

Quyết định 1904/QĐ-BYT ngày 30/5/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc

https://kcb.vn/thu-vien-tai-lieu/quy-trinh-ky-thuat-chuyen-nganh-hoi-suc-cap-cuu-va-chong-doc.html