Ngày đăng: 13/12/2023

SUY HÔ HẤP CẤP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra các tổn thương ở não và các cơ quan khác, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

  1. Suy hô hấp là gì?

Suy hô hấp là tình trạng phổi không nhận đủ lượng oxy, hoặc sự tích tụ quá nhiều carbon dioxide (CO2) làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này làm suy giảm oxy máu động mạch, kết quả làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô.

Hội chứng này được chia ra làm 2 loại cấp tính và mạn tính. Thông thường khi nhắc tới tình trạng suy hô hấp này, người ta muốn nhắc tới tình trạng cấp tính.

Về mặt thực hành, suy hô hấp được định nghĩa bởi PaO2 (áp lực riêng khí oxy trong động mạch) < 60mmHg và/hoặc PaCO2 (áp lực riêng khí carbon dioxide trong động mạch) >50mmHg.

Có 2 loại suy hô hấp cấp: 

  • Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu không kèm ứ khí CO2
  • Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm giảm khí CO2

Nguyên nhân gây suy hô hấp cấp

Nguyên nhân tại phổi

  • Các bệnh phổi nhiễm trùng như viêm phế quản, xơ phổi, lao phổi, viêm phổi…
  • Phù phổi cấp
  • Hen phế quản
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
  • Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi
  1. Nguyên nhân ngoài phổi
  • Tổn thương hệ thần kinh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não làm tổn thương đến hoạt động của hệ hô hấp.
  • Tổn thương cơ hô hấp: Nguyên nhân thường gặp là viêm sừng trước tủy sống, hội chứng Guillain Barré kèm liệt lên cấp Landry, uốn ván, rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ, bệnh nhược cơ nặng, viêm đa cơ.
  • Chấn thương ở lồng ngực gây gãy xương sườn, tổn thương màng phổi và phổi.
  • Tắc nghẽn thanh - khí quản: Do u thanh quản, bướu giáp chìm, u thực quản

Triệu chứng của suy hô hấp cấp

  • Triệu chứng của suy hô hấp sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh; nồng độ oxy, carbon dioxide (CO2) trong máu và quá trình tiến triển bệnh
  • Trường hợp do thiếu oxy, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:
  • Cơ thể mệt mỏi, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Khó thở, luôn có cảm giác thiếu không khí để hít thở;
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ;
  • Ngón tay, ngón chân và môi xanh xao, nhợt nhạt, tím tái
  • Trường hợp nồng độ CO2 trong máu tăng cao, người bệnh có thể có các triệu chứng:
  • Nhìn mờ, thị lực giảm sút;
  • Đau đầu, lú lẫn;
  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh
  • Người bệnh có thể gặp triệu chứng của thiếu oxy và dư thừa CO2 cùng lúc
  1. Phương pháp chẩn đoán
    1. Thăm khám lâm sàng
  • Kiểm tra màu da môi, ngón tay và ngón chân có xanh xao, nhợt nhạt, tím tái hay không;
  • Lắng nghe nhịp tim, kiểm tra nhịp tim bình thường hay bị rối loạn;
  • Nghe phổi và kiểm tra những âm thanh bất thường khi thở; đồng thời kiểm tra ngực có di chuyển khi thở hay không;
  • Đo spO2 Dùng một chiếc kẹp trên ngón tay để đo nồng độ oxy trong máu;
  • Đo huyết áp, kiểm tra huyết áp người bệnh bình thường hay quá cao, quá thấp;
  • Đo nhiệt độ cơ thể người bệnh để kiểm tra các dấu hiệu sốt nếu có.
  1. Xét nghiệm cận lâm sàng
  • Xét nghiệm khí máu động mạch: 
  • Chụp X-quang ngực:.
  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: 
  • Xét nghiệm máu: NT-proBNP, Troponoin Ths, D-dimer, Công thức máu, chức năng gan thân
  • Kiểm tra mẫu máu, nước tiểu hoặc đờm của người bệnh, xác định có nhiễm vi khuẩn hay không.
  • Nội soi phế quản: Kiểm tra tắc nghẽn phế quản, các khối u và những nguyên nhân khác gây suy hô hấp.
  • Điện tâm đồ ( ECG): 
  • Siêu âm phổi: Kiểm tra tình trạng hoạt động của phổi.
  • Siêu âm tim, siêu âm hệ động tĩnh mạch
  1. Phương pháp điều trị suy hô hấp
    1. Liệu pháp oxy

Có rất nhiều cách để đưa oxy vào phổi của người bệnh, tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp oxy phù hợp.

  • Oxy gọng mũi: Ống nhựa gắn với bình oxy di động được đặt vào mũi của người bệnh
  • Mask oxy: Người bệnh được đeo mặt nạ gắn vào túi khí để lượng oxy vào phổi nhiều hơn. 
  • Thông khí áp lực dương không xâm lấn: Phương pháp này sử dụng một chiếc mặt nạ hoặc một thiết bị trùm qua mũi hoặc mũi và miệng của người bệnh. Một ống nối mặt nạ với máy thở đảm bảo cung cấp thông khí cho người bệnh.
  • Thông khí xâm nhập qua ống nội khí quản:  Khi các liệu pháp thở oxy trên không phát huy tác dụng, mức oxy trong máu người bệnh không tăng lên hoặc người bệnh vẫn cảm thấy khó thở, trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định đặt ống nội khí quản thở máy.. Tuy nhiên, phương pháp này lại không được chỉ định dùng trong thời gian dài vì có thể tác động xấu đến phổi và đường hô hấp của người bệnh, nguy cơ gây các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi.
  • Mở khí quản: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp đường thở của người bệnh bị tắc nghẽn.
  • Oxy hóa màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation – ECMO): Được sử dụng đối với người bệnh có triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng
  1. Điều trị thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm điều trị nguyên nhân hoặc cải thiện triệu chứng, gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị các nhiễm trùng ở phổi như viêm phổi.
  • Thuốc giãn phế quản: Giúp mở đường thở, hoặc điều trị các cơn hen suyễn.
  • Corticoid:  điều trị các triệu chứng viêm đường thở

Các phương pháp điều trị khác

Hỗ trợ dinh dưỡng: Người bệnh cần được truyền dinh dưỡng trong suốt quá trình thở máy, đảm bảo cơ thể nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp duy trì sức mạnh cơ thể, ngăn ngừa hình thành các vết loét, đồng thời giúp rút ngắn thời gian thở máy, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.
  • Phục hồi chức năng phổi: Người bệnh được hướng dẫn các bài tập cải thiện mức oxy, phục hồi chức năng phổi.

Phòng tránh suy hô hấp

  • Người bệnh cần thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày một cách chậm hơn, tránh làm các triệu chứng khó thở tái diễn.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Hạn chế hoặc tránh các chất kích thích, rượu bia,…
  • Thực hiện tiêm ngừa đầy đủ các vắc xin cúm, phế cầu hàng năm theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Đối với người bệnh điều trị tại nhà: Cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời khi có các triệu chứng bất thường
  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh như chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng; tập luyện thể dục, thể thao; kiểm soát cân nặng hợp lý; cân bằng cảm xúc, hạn chế căng thẳng để có giấc ngủ chất lượng

Suy hô hấp cấp  là một tình trạng y tế nghiêm trọng có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Các triệu chứng bao gồm thở nhanh, khó thở, xanh tím. Người bệnh cần nhập viện ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của suy hô hấp để ngăn ngừa bệnh nặng hơn.

Bệnh viện Phổi trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về hô hấp, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại là địa chỉ vàng mang đến sự an tâm, tin tưởng cho hàng ngàn người bệnh đến thăm khám và điều trị các bệnh lý hô hấp

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh học Nội khoa, Đại học Y Hà Nội, 2016

2. Ngô Quý Châu, Bệnh hô hấp, 2010

3. David J Feller-Kopman, MD, The evaluation, diagnosis, and treatment of the adult patient with acute hypercapnic respiratory failure, Uptodate 2022